Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch phổ biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển như ở Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim đã giảm so với trước đây nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị, nhưng hậu quả và biến chứng sau nhồi máu cơ tim vẫn là vấn đề cần quan tâm. Sau đây mời bạn cùng theo tôi tìm hiểu nhồi máu cơ tim là gì và cách để hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Nhồi máu cơ tim là gì ?
Tim cần được cung cấp máu và chất dinh dưỡng liên tục giống như bất kỳ mô cơ nào trong cơ thể. Hai động mạch vành lớn giúp cung cấp oxy cho cơ tim. Nếu một trong những động mạch lớn hoặc nhánh nhỏ bị tắc nghẽn đột ngột, một phần của tim sẽ bị thiếu oxy, một tình trạng được gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim. Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, các mô cơ tim sẽ chết đi, gây ra các cơn đau thắt ngực hay còn gọi là nhồi máu cơ tim.
Cơ chế gây bệnh thường là do các mảng xơ vữa chứa mỡ tích tụ trên thành mạch bị bong ra, lộ ra thành mạch máu bị tổn thương, lúc này các tiểu cầu sẽ kết tụ lại ở thành mạch đó và tạo thành cục máu đông gây ra cục máu đông làm tắc lòng mạch.
Tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn mà mức độ thiệt hại khác nhau. Những trường hợp tắc một nhánh mạch máu cung cấp cho nút tạo nhịp tim có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức do rối loạn nhịp tim. Đây là nguyên nhân phổ biến là gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
máu cơ tim là do xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra do các mảng xơ vữa tích tụ theo thời gian và dính vào thành mạch máu, bao gồm cholesterol, canxi và các mảnh vụn tế bào. Các yếu tố dẫn đến tắc động mạch vành bao gồm:
✤ Tăng cholesterol: Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thúc đẩy quá trình gây xơ vữa động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều nhất trong thịt và các sản phẩm từ sữa bao gồm bơ và pho mai. Những chất béo này có thể làm tắc nghẽn động mạch bằng cách tăng cholesterol xấu trong máu và giảm cholesterol tốt. Chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa, còn được gọi là chất béo hydro hóa. Chất béo chuyển hóa do con người tạo ra và có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Chất béo chuyển hóa thường được dán nhãn là chất béo hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, các mô cơ tim sẽ chết đi, gây ra các cơn đau thắt ngực hay còn gọi là nhồi máu cơ tim.
✤ Tăng huyết áp: Huyết áp bình thường phụ thuộc vào tuổi, ở người lớn là dưới 120/80 mmHg. Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc bệnh huyết áp càng cao. Huyết áp cao làm hỏng các động mạch và thúc đẩy sự hình thành các mảng bám.
✤ Lượng chất béo trung tính cao: Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đau tim. Chất béo trung tính sẽ đi khắp cơ thể, cho đến khi chúng được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số chất béo trung tính cũng có thể ở lại trong động mạch và thúc đẩy sự hình thành mảng bám.
✤ Bệnh tiểu đường: Đây là một tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu cao, làm tổn thương các mạch máu và cuối cùng dẫn đến bệnh tim mạch vành.
✤ Người béo phì: Có nguy cơ bị đau tim cao hơn những người có cân nặng hợp lý. Béo phì thường kết hợp với các bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm: tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao, triglyceride cao,…
✤ Hút thuốc lá: Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.
✤ Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng lên theo tuổi tác. Nam giới có nguy cơ mắc chứng này cao hơn sau 45 tuổi và phụ nữ sau 55 tuổi.
✤ Gia đình: Nguy cơ bị đau tim của bạn cao hơn nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh tim sớm. Nguy cơ đặc biệt cao nếu một thành viên nam bị đau tim trước 55 tuổi hoặc một thành viên nữ trước 65 tuổi.
✤ Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ đau tim bao gồm: Căng thẳng, ít hoạt động; dùng ma túy bất hợp pháp như cocaine và amphetamine, tiền sử tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.
Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh nhồi máu cơ tim
✤ Tăng huyết áp.
✤ Bệnh tiểu đường.
✤ Đột quỵ.
✤ Tiền sử nhồi máu cơ tim, tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm (nam trước 55 tuổi, nữ trước 65 tuổi).
✤ Bệnh thận mãn tính hoặc tiền sử bệnh tự miễn dịch.
✤ Tiền sử tiền sản giật hoặc bệnh đái tháo đường ở thai kỳ.
✤ Rối loạn lipid máu: Tăng chất béo máu, tăng triglycerid máu.
✤ Người cao tuổi, trên 40 tuổi.
✤ Thừa cân, béo phì BMI ≥23.
✤ Hút thuốc lá.
✤ Những người ít vận động.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim
Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm: Đau thắt ngực, cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, cảm giác nóng rát ở ngực trái, đến đau dữ dội.
Các cơn đau có thể lan đến cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Cơn đau này còn có thể kéo dài trong vài phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện trở lại.
Ngoài những cơn đau điển hình, người bệnh còn có các biểu hiện sau: Khó thở, mồ hôi, buồn nôn ói mửa, lo lắng, ho, chóng mặt, tim đập nhanh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không gặp phải các triệu chứng được mô tả ở trên, nhưng có thể cảm thấy hơi mệt mỏi hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị.
Cách chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Khi bệnh nhân đến bệnh viện với các triệu chứng trên cùng với các triệu chứng khác được ghi nhận khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm chuyên khoa để hỗ trợ chẩn đoán bằng:
✤ Điện tâm đồ thường quy.
✤ Điện tâm đồ gắng sức.
✤ Siêu âm tim 4D.
✤ Siêu âm tim gắng sức.
✤ Xét nghiệm máu tìm dấu hiệu hoại tử cơ tim như Troponin I, Troponin T.
✤ CT động mạch vành.
✤ Chụp mạch vành bằng DSA.
Cách hỗ trợ phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Các cơn nhồi máu cơ tim cần được hỗ trợ điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp được hỗ trợ điều trị trong phòng cấp cứu. Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bắc cầu mạch vành bằng cách kết nối tĩnh mạch và động mạch để cho phép máu lưu thông xung quanh chỗ tắc nghẽn.
Trường hợp bệnh nhân còn sống nhưng không được can thiệp kịp thời, một phần cơ tim sẽ chết và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng co bóp của cơ tim.
Khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được đưa đến bệnh viện sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng các sản phẩm làm tan huyết khối hoặc đặt ống thông tim để đặt stent vào động mạch vành, lúc này cơ tim được tái tưới máu và giúp hỗ trợ phục hồi cơ tim.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị hẹp đa ống động mạch vành và không thể hỗ trợ điều trị bằng cách đặt stent. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khi cơn nhồi máu cơ tim đã ổn định.
Dù hỗ trợ điều trị bằng cách nào thì sau cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh đều được sử dụng nhiều loại sản phẩm để hỗ trợ ngăn chặn cơn đau tim tái phát. Người bệnh cần tái khám kiểm tra sức khỏe định kỳ và uống đủ theo đúng chỉ định để giúp hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh ở mức tối ưu và giúp hỗ trợ ngăn ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh các cách ở trên bạn có thể tham khảo sử dụng dòng sản phẩm Murasaki. Đây là dòng sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh ở trên. Nhờ được chiết xuất từ các loại thảo dược quý nên rất an toàn và lành tính. Hiện nay, sản phẩm đang được dùng rất phổ biến trên khắp đất nước và nhận được nhận những phản hồi rất tích cực từ phía khách hàng. Vậy nên đây là dòng sản phẩm bạn có thể tham khảo. Link xem chi tiết sản phẩm bạn có thể bấm tại đây.
==>> Xem thông tin các bài tin tức khác tại: https://murasakijapan.com/chuyen-muc/tin-tuc/
Các cách giúp phòng bệnh
Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh tốt nhất cho bản thân và gia đình. Trước hết, ngay từ khi chưa mắc bệnh, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập để phòng bệnh nói chung và phòng bệnh tim mạch nói riêng.
Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim và mạch vành.
Các cách giúp bạn kiểm soát bệnh nếu bạn biết áp dụng các cách sau:
✤ Dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và thịt nạc. Giảm thực phẩm trong chế độ ăn uống của bạn bao gồm đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol.
✤ Tập thể dục vài lần một tuần giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch. Nếu bạn đã từng bị đau tim, trước tiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về một chế độ tập thể dục vừa phải và hiệu quả.
✤ Bỏ thuốc lá là rất quan trọng, vì nó sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ đau tim và làm cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Tránh những môi trường khiến bạn hút thuốc lá thụ động.
✤ Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh và đã được can thiệp lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ thì nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.