Các bệnh về huyết áp không còn quá xa lạ với người lớn tuổi, song người trẻ hiện nay cũng đang có nguy cơ cao phải đối mặt với vấn đề này. Và bệnh tăng huyết áp độ 1 là sự khởi đầu cho bệnh cao huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thì có thể dẫn đến các tác động rất lớn đến chức năng thần kinh, thị giác & cả tim mạch. Vậy tăng huyết áp độ 1 là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết để tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do quá trình co bóp của tim tạo ra lực đẩy và sức cản của động mạch.
Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số sau đây:
- Huyết áp tối đa ( hay còn được gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), mức bình thường từ 90 đến 139 mmHg (đọc là milimét thuỷ ngân).
- Huyết áp tối thiểu (hay còn được là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), mức bình thường từ 60 đến 89 mmHg (đọc là milimét thuỷ ngân).
Khi tim đập, chỉ số huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi ra xa khỏi tim.
Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường, huyết áp tối ưu là bao nhiêu?
Chỉ số huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được các bác sĩ xác định là có huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Nói cách khác, chỉ số huyết áp ở con người nhỏ hơn 120/80 mmHg là huyết áp tối ưu. Tuy nhiên, theo tổ chức y tế thế giới WHO trạng thái có lợi nhất cho tim mạch đó là mức huyết áp tâm thu nhỏ hơn 105 mmHg và mức huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.
Huyết áp bình thường ở con người được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85mmHg. Sau đây các mức độ nghiêm trọng của cao huyết áp được phân loại như sau:
- Huyết áp tối ưu: Dưới mức 120/80 mmHg;
- Huyết áp ở mức bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
- Huyết áp bình thường nhưng ở mức cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;
- Tăng huyết áp độ 1: Từ mức 140/90 mmHg trở lên;
- Tăng huyết áp độ 2: Từ mức 160/100 mmHg trở lên;
- Tăng huyết áp độ 3: Từ mức 180/110mmHg trở lên;
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ mức 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90mmHg.
Tăng huyết áp độ 1 là gì?
Tăng huyết áp độ 1 là loại tăng huyết áp ở mức nhẹ nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng có nguy cơ làm tổn thương các cơ quan đích. Gây ra biến chứng cho các cơ quan như: tim mạch, thận, não và mắt.
Người bắt đầu sử dụng thuốc điều trị khi có nguy cơ ở mức trung bình trở lên, tức là có ít nhất hai yếu tố nguy cơ (bao gồm tuổi cao, giới nam, phụ nữ mãn kinh sớm, sử dụng thuốc lá, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch…) hoặc người không có nguy cơ nào ở trên đã thay đổi lối sống 3 đến 6 tháng nhưng vẫn không đưa huyết áp về mức bình thường.
Những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp độ 1
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này:
- Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được khả năng độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp.
- Giới tính: Tỷ lệ nam giới dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng mắc cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này.
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc phải bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc phải các bệnh về tim mạch.
Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh cao huyết áp, bao gồm:
- Thừa cân béo phì;
- Lười vận động, có lối sống tĩnh tại.
- Ăn uống không lành mạnh;
- Ăn quá nhiều muối;
- Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
- Hút thuốc lá;
- Căng thẳng thường xuyên.
Biểu hiện của tăng huyết áp độ 1
Đa phần các triệu chứng của tăng huyết áp cấp độ 1 đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào do đây chỉ là khởi đầu của bệnh tăng huyết. Do đó chúng ta nên lưu ý một số biểu hiệu sau có thể bạn đang bắt đầu có dấu hiệu của bệnh.
- Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
- Thở nông.
- Chảy máu mũi.
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
- Chóng mặt.
- Mắt nhìn mờ.
- Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
- Tiểu máu.
- Mất ngủ.
Những cách điều trị tăng huyết áp độ 1
Người bị tăng huyết áp độ 1 cần phải thay đổi lối sống
Tăng huyết áp độ 1 có cần uống thuốc không? Thì biện pháp không dùng đến thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, người bệnh có thể kiểm soát huyết áp của mình bằng cách:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức;
- Cố gắng duy trì cân nặng bản thân ở mức lý tưởng, hoặc giảm cân theo hướng dẫn;
- Ngừng hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia bỏ hút thuốc;
- Tránh nhiễm lạnh đột ngột;
- Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ;
- Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp bản thân ngay tại nhà với máy đo thích hợp.
Một số lưu ý trong việc điều trị bệnh
Với trường hợp tăng huyết áp độ 1 nhưng nguy cơ thấp được các chuyên gia khuyến khích áp dụng thay đổi lối sống từ khoảng 3 đến 6 tháng trước khi thực hiện điều trị bằng thuốc. Các biện pháp thay đổi lối sống mà người bệnh nên thực hiện gồm:
- Hạn chế hàm lượng muối đưa vào cơ thể làm sao dưới 5g/ngày.
- Giới hạn hàm lượng cồn tiêu thụ ở mức dưới 14 đơn vị/tuần đối với nam và dưới 8 đơn vị/tuần đối với nữ. Lưu ý 1 đơn vị cồn tương đương với 125 ml rượu vang hoặc 250 ml bia.
- Chế độ ăn tăng huyết áp nên tăng cường việc tiêu thụ các loại rau, trái cây tươi, cá, các loại hạt và axit béo không bão hòa. Giảm hàm lượng tiêu thụ các loại thịt đỏ, mỡ động vật. Khuyến khích dùng các loại sản phẩm sữa ít béo.
- Kiểm soát cân nặng bản thân, tránh tình trạng thừa cân/béo phì mục tiêu là BMI < 23 kg/m2. Nếu như đang trong tình trạng thừa cân và béo phì nên thực hiện các biện pháp giảm cân.
- Vận động thể lực ở mức độ vừa phải, tùy theo mỗi cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày trên tuần. Hình thức vận động được các chuyên gia khuyến khích như đi bộ, chạy bộ chậm, chạy, đạp xe, bơi lội…
- Bỏ thuốc lá: Nếu như không tự bỏ được thì có thể cần các biện pháp hỗ trợ.
Nếu sau khi người bệnh thay đổi lối sống không đạt việc thay đổi mức huyết áp, bệnh nhân mới có chỉ định dùng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp độ 1.
Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp độ 1
Nếu như việc thay đổi lối sống nhưng chỉ số huyết áp vẫn chưa về lại mức độ bình thường thì người bệnh sử các loại thuốc sau để điều trị:
- Thuốc lợi tiểu
- Nhóm chẹn beta giao cảm
- Nhóm thuốc này gồm các loại như: Atenolol (Tenormin), Betaxolol, Bisoprolol fumarate (Zebeta), Carvedilol (Coreg)…
- Thuốc nhóm đối kháng thụ thể Angiotensin II
- Nhóm thuốc này gồm các loại như: Losartan (Cozaar), Telmisartan (Micardis), Valsartan (Diovan), Irbesartan (Avapro), Candesartan(Atacand), Eprosartan (Teveten) hay Azilsartan (Edarbi)…
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Nhóm thuốc này gồm các loại như: Amlodipin, nicardipin, Nimodipine…
- Thuốc ức chế men chuyển
- Nhóm thuốc này gồm các loại như: enalapril, perindopril, captopril, Lisinopril, Trandolapril…
- Nhóm thuốc khác
Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, do thành phần chính trong các loại thuốc này đều là thành phần hóa học dễ gây ra tác dụng phụ hay có tình trạng lờn thuốc dẫn đến việc điều trị về sau càng khó khăn hơn.
Do đó, xu hướng điều trị huyết áp hiện nay đang được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được làm từ thảo dược thiên nhiên. Một sản phẩm đang được rất nhiều người tin tưởng sử dụng đó là viên uống Murasaki giúp ổn định chỉ số huyết áp.
Xu hướng sử dụng viên uống Murasaki để điều trị bệnh huyết áp
Murasaki là dòng sản phẩm viên uống giúp bảo vệ sức khỏe, có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến huyết áp một cách hiệu quả.
Với thành phần là những thảo dược quý từ thiên nhiên như Thiên Ma, Cây Cao Đằng, Dạ Giao Đằng, Đỗ Trọng, Đan Sâm,…và được bào chế từ công nghệ hiện đại của Nhật Bản.
Do đó viên uống có những công dụng sau đây:
- Hỗ trợ ổn định huyết áp, hỗ trợ giúp giảm các chất béo xấu, hỗ trợ bài trừ các tạp chất, chất béo tích tụ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết. Đồng thời, giúp nâng cao sức đề kháng cho người dùng.
- Hỗ trợ duy trì & ổn định chỉ số huyết áp. Giúp cân bằng đường huyết.
- Hỗ trợ cải thiện sức khỏe não bộ giúp người dùng luôn ổn định tinh thần, giúp người dùng cải thiện trí nhớ
- Hỗ trợ hạn chế các tác nhân gây ra các bệnh lý về tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
- Giúp hỗ trợ người bệnh ăn ngon ngủ khỏe, hỗ trợ phòng ngừa ảnh hưởng của huyết áp lên thận.
Để mua được viên uống Murasaki hỗ trợ ổn định huyết áp. Bạn có thể liên hệ ngay qua hotline 0981.666.175 để được hỗ trợ tư vấn ngay nhé.
Một số phương pháp để luôn duy trì huyết áp ở mức bình thường
Tập thể dục đều đặn, vừa sức
- Mỗi ngày nên dành ra 30 – 40 phút tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe như: Yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,… nên duy trì đều đặn, chúng ta sẽ có được thân hình săn chắc, kiểm soát tốt được trọng lượng của cơ thể giúp cho luôn ở mức huyết áp ổn định hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng dẫn tới ảnh hưởng cả về huyết áp.
- Vì thế người bệnh đang bị tăng huyết áp nên duy trì chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế chất béo, thực phẩm dầu mỡ hay hạn chế ăn mặn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Nên chọn những loại thực phẩm chứa nhiều Canxi, Potassium hoặc các Vitamin A,C,D, chính những chất này này sẽ giúp giữ cho huyết áp luôn ở mức bình thường.
Duy trì tâm lý luôn được thoải mái, ổn định
- Buồn phiền, lo lắng, căng thẳng hay thường xuyên tức giận sẽ khiến cho tim mạch bị tác động không tốt, điều này liên đới làm ảnh hưởng đến huyết áp có thể tăng cao.
- Hãy học cách kiềm chế những cảm xúc của bản thân, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ để hạn chế những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân ngay tại nhà
- Để theo dõi và phát hiện kịp thời khi thấy chỉ số huyết áp cao hoặc thấp và áp dụng các biện pháp xử lý nhanh nhất thì chúng ta cần phải thường xuyên đo huyết áp tại nhà.
- Nếu không quá bận rộn thì chúng ta nên đến khám ở cơ sở y tế định kỳ, nếu không thì nên trang bị cho mình thiết bị đo huyết áp để đo khi cần thiết.